Bitcoin Tăng Vượt $94K, Tài Sản Lưu Trữ Giá Trị | TT Trump vs FED & Thuế Quan
Thị trường crypto trở nên sôi động hơn và tâm lý nhà đầu tư đã thay đổi nhanh chóng khi BTC vượt 94,000 USD. Còn thuế quan vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường nhưng cũng có những cập nhật tích cực hơn.
Bitcoin Tăng Vượt $94K, Tài Sản Lưu Trữ Giá Trị | TT Trump vs FED Thuế Quan
Thị trường crypto trở nên sôi động hơn và tâm lý nhà đầu tư đã thay đổi nhanh chóng khi BTC vượt 94,000 USD. Còn thuế quan vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường nhưng cũng có những cập nhật tích cực hơn.
Tình hình thị trường
Chứng khoán Hoa Kỳ kết thúc thứ ba (22/04) với sự hồi phục và tăng mạnh trên 2% ở cả ba chỉ số Dow Jones, SP 500 và Nasdaq. Hợp đồng tương lai của chứng khoán tăng nhẹ. Hợp đồng vàng và dầu dao động quanh mức 3346 USD/ounce và 64 USD/thùng.
Bitcoin tăng mạnh lên trên 93,000 USD. Hầu hết altcoin lớn cũng bắt đầu tăng đáng kể. Vốn hóa thị trường crypto tăng lên 3.036 nghìn tỷ USD.
Các quỹ BTC spot ETF Hoa Kỳ cũng có dòng tiền vào lớn trong thứ ba (22/04) với tổng 912.7 triệu USD, đến từ tất cả các quỹ. Còn ETH spot ETF cũng đã có dòng tiền vào trở lại với 38.8 triệu USD.
Tâm lý thị trường đã thay đổi nhanh chóng khi giá BTC tăng lên. Dù chỉ tuần trước, thị trường rất chán nản và bi quan. Chúng ta có thể thấy, tâm lý dễ bị ảnh hưởng nhanh chóng bởi tin tức và biến động giá cả. Vì vậy, cần có chiến lược đầu tư và quản lý rủi ro phù hợp để giảm thiểu sự ảnh hưởng tâm lý trong quyết định đầu tư.
Thêm vào đó, dù thị trường bi quan nhưng chỉ số M1, M2 (về tiền và tương đương tiền) cho thấy tiền có sẵn trên thị trường rất nhiều và đang chờ để đi vào các tài sản. Tiền lớn cho thấy các nhà đầu tư lo lắng kinh tế xấu đi bởi thuế quan, lạm phát và nguy cơ suy thoái. Thời điểm hiện tại, chỉ cần có tin tốt về thuế quan sẽ giúp thị trường tích cực hơn.
Tổng thống Trump đính chính về sa thải chủ tịch FED
Tổng thống Trump khẳng định không có ý định sa thải Chủ tịch FED Jerome Powell, dù báo chí đưa tin Nhà Trắng đang cân nhắc việc đó.
Ông chỉ mong Powell hành động tích cực hơn về việc cắt giảm lãi suất, vì cho rằng hiện tại là thời điểm lý tưởng để hạ lãi suất.Khi được hỏi nếu Powell không hành động, liệu đó có phải là "dấu chấm hết", Trump trả lời không, nhưng vẫn nhấn mạnh rằng bây giờ là lúc thích hợp để hành động.
Tổng thống Trump và Chủ tịch Fed có quan điểm trái ngược về chính sách lãi suất, dẫn đến những căng thẳng trong thời gian gần đây. Dù Trump muốn Fed hạ lãi suất "ngay lúc này", nhưng Fed là cơ quan độc lập, không bị chỉ đạo bởi Tổng thống hay Quốc hội. Vì tính độc lập của Fed là yếu tố then chốt giúp kiểm soát lạm phát và ổn định nền kinh tế.
Trong lúc đó, CEO Ngân hàng Bank of America cho rằng FED sẽ không cắt giảm lãi suất trong năm nay vì họ cho rằng lạm phát vẫn “cứng đầu” và sẽ tiếp tục như vậy. Đương nhiên là lạm phát có thể dai dẳng trong ngắn hạn do tác động từ thuế quan, nhưng vẫn có thể tiếp xu hướng giảm sau cú sốc thuế quan, đặc biệt nếu các cuộc chiến thương mại khiến nền kinh tế chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp tăng và chi tiêu giảm, từ đó thúc đẩy FED phải hạ lãi suất trong năm nay.
Hợp đồng CME cho thấy các nhà đầu tư cho rằng FED sẽ giảm lãi suất bắt đầu vào tháng 6 và mức giảm khoảng 1% với 0.25% mỗi lần. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần các dữ liệu kinh tế tiếp theo để FED có thể ra quyết định.
Cập nhật về thuế quan
Thuế quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn đang là tâm điểm chú ý của thị trường. Mới đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Bessent cho biết tình trạng căng thẳng thuế quan với Trung Quốc là không bền vững và ông kỳ vọng sẽ có sự hạ nhiệt trong thời gian tới.
Hoa Kỳ với Trung Quốc
Thư ký báo chí Nhà Trắng, Karoline Leavitt, nói với các phóng viên: Chúng tôi đang đạt được tiến triển tốt liên quan đến một thỏa thuận thương mại tiềm năng với Trung Quốc.
Tổng thống và chính quyền đang chuẩn bị các bước để đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc. Tất cả các bên liên quan đều mong muốn có một thỏa thuận thương mại, và mọi thứ đang đi đúng hướng.
Sau đó, tổng thống Trump cho biết mức thuế đề xuất đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ "không tiệm cận" con số 145% từng được đề cập trước đó. Ông nhấn mạnh rằng thuế quan áp lên Trung Quốc sẽ giảm đáng kể và hiện không có ý định tiếp tục duy trì lập trường cứng rắn với Bắc Kinh.
Trong một dấu hiệu cho thấy bầu không khí hạ nhiệt, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, ông Tạ Phong, hôm thứ Bảy đã có bài phát biểu tại Washington với giọng điệu hoà hoãn, kêu gọi hai nước chung sống hoà bình. Đáng chú ý, giọng điệu của Tổng thống Trump trong phát biểu hôm nay cũng trở nên nhẹ nhàng hơn – một tín hiệu cho thấy vòng đàm phán mới giữa hai bên tại Washington có thể đã đạt được tiến triển tích cực.
Tình hình căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn đang diễn biến phức tạp, nhưng xét về khía cạnh tài chính, cả hai bên đều có động lực rõ ràng để đạt được một thỏa thuận, bởi thiệt hại kinh tế nếu kéo dài sẽ là rất lớn cho cả hai quốc gia.
Hiện tại, mức độ ảnh hưởng của thuế quan đến kinh tế Mỹ vẫn chưa rõ ràng, do hàng hóa cũ vẫn còn nhiều trong hệ thống bán lẻ. Tuy nhiên, khi các lô hàng mới với giá cao hơn dần thay thế, sức mua của người dân sẽ giảm, ảnh hưởng đến tiêu dùng, doanh thu doanh nghiệp và cuối cùng là thị trường lao động.
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc đã bắt đầu chịu áp lực rõ rệt hơn, với dấu hiệu suy yếu ở lĩnh vực sản xuất, việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc bơm tiền vào thị trường, và việc IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống còn 4% trong năm nay và năm sau. Đồng nhân dân tệ cũng bị định giá thấp, gây thiệt hại cho người dân – vốn có xu hướng tiết kiệm cao.
Chi phí vay đồng nhân dân tệ ở nước ngoài tại Hồng Kông đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, khiến các nhà giao dịch dễ dàng short đồng nhân dân tệ. Điều này gây áp lực lên giá trị của đồng nhân dân tệ, ngay cả khi DXY đang giảm.
Từ góc nhìn này, ảnh hưởng từ thuế quan có thể làm gia tăng lạm phát và hạn chế khả năng Fed giảm lãi suất trong ngắn hạn. Dù mỗi bên đều có tổn thất riêng, điều quan trọng hơn là khả năng hai nước sẽ buộc phải tiến tới thỏa thuận trong tương lai gần, vì lợi ích kinh tế chung. Đây là điều mà thị trường tài chính toàn cầu đang kỳ vọng mạnh mẽ.
Phản ứng của Trung Quốc với các nước khác
Theo Reuters đưa tin, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã gửi thư cho Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba, kêu gọi một phản ứng phối hợp đối với các biện pháp áp thuế của Tổng thống Trump.
Với các nước khác, ngoại trưởng Trung Quốc 🇨🇳 Vương Nghị đã kêu gọi Anh và Liên minh châu Âu cùng bảo vệ hệ thống thương mại đa phương và phản đối các biện pháp áp thuế của Mỹ.
Trong các cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Anh và Ngoại trưởng Áo, ông nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác để duy trì trật tự quốc tế và thúc đẩy một nền kinh tế toàn cầu mở.
Hoa Kỳ với Ấn Độ
Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance tuyên bố: "Chúng tôi rất vui mừng thông báo rằng Hoa Kỳ và Ấn Độ đã chính thức hoàn tất các điều khoản tham chiếu, mở đường cho các cuộc đàm phán thương mại song phương". Đây là tín hiệu tốt cho thị trường.
Với các quốc gia khác
Trong bối cảnh hiện tại, Thư ký báo chí Nhà Trắng cho biết:
Nhiều quan chức cấp cao, bao gồm Bộ trưởng Besant, Bộ trưởng Lutnick, Đại sứ Greer, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Hassett và cố vấn thương mại Peter Navarro, đã tích cực tham gia các cuộc họp liên quan đến thương mại.
Chỉ trong tuần này, Hoa Kỳ đã làm việc với 34 quốc gia nhằm thúc đẩy các thỏa thuận thương mại mới.
Chính quyền đang hành động với “tốc độ của Tổng thống Trump”, nhanh chóng và quyết liệt, với mục tiêu cuối cùng là bảo vệ quyền lợi của người lao động và người dân Mỹ.
Với những thông tin tích cực này, thị trường hy vọng sẽ sớm có những thỏa thuận thuế quan giữa các nước.
Bitcoin độc lập với các tài sản khác
Trong một phóng sự trên CNBC, những người tham gia đã nói rằng, Bitcoin đã bắt đầu tách khỏi chỉ số NASDAQ. Giá Bitcoin phản ánh niềm tin của mọi người vào vai trò của Bitcoin như một hàng rào chống lại bất ổn chính trị, điều này thể hiện rõ ràng từng ngày.
Ngắn hạn, Bitcoin vẫn giao dịch như một tài sản rủi ro. Nhưng trong trung và dài hạn, nó dần thể hiện tính chất của một nơi trú ẩn an toàn.
Nếu quan sát hiệu suất vượt trội của vàng gần đây, chúng ta sẽ thấy điều đó có thể là chỉ báo cho hướng đi của Bitcoin khi thị trường ổn định trở lại.
Nhiều người chỉ trích rằng Bitcoin không có giá trị nội tại vì không tạo ra thu nhập và không được đảm bảo bởi một bên thứ ba. Nhưng chính điều đó cũng giúp Bitcoin tránh được rủi ro gắn liền với lợi nhuận doanh nghiệp hoặc sự bất ổn trong hệ thống tiền tệ.
Cùng quan điểm này, Bloomberg cũng nói về Bitcoin đang tách khỏi cổ phiếu công nghệ và có xu hướng giao dịch giống vàng đúng vào thời điểm vàng tăng mạnh. Trong tháng qua, cả Bitcoin và vàng đều tăng khoảng 9%, riêng Bitcoin đã tăng hơn 6% chỉ trong tháng 4.
Trong khi đó, chỉ số NASDAQ 100, đại diện cho các cổ phiếu công nghệ lớn lại giảm khoảng 6,5%. Điều này cho thấy Bitcoin đang thể hiện một số đặc điểm của tài sản trú ẩn an toàn, nhất là khi so sánh với vàng.
Với sự tăng trưởng nhiều năm qua, BTC vẫn luôn đứng vững và phát triển trong dài hạn dù gặp nhiều tấn công và trở ngại. Sự bất ổn trong kinh tế và chính trị càng khiến người dân muốn tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn và BTC được lựa chọn trong số đó. Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ cũng nói về tầm quan trọng của hiểu biết về tài chính: "Mọi người đều nên quan tâm đến kiến thức tài chính." Bạn càng hiểu về tài chính, càng hiểu về hệ thống tiền tệ thì càng hiểu về Bitcoin.
Lợi nhuận dài hạn của Bitcoin vượt xa cổ phiếu Mỹ và hiện tại mức biến động của BTC còn thấp hơn so với các cổ phiếu được nhiều người nắm giữ rộng rãi như Nvidia và Tesla”.
Trong lúc đó, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ cũng nói: "Mọi người đều nên quan tâm đến kiến thức tài chính." Bạn càng hiểu về tài chính, càng hiểu về hệ thống tiền tệ thì càng hiểu về Bitcoin.
Thuận cũng cùng quan điểm này và muốn nhấn mạnh rằng càng hiểu về tài chính, ta càng nhận ra sự vận hành của hệ thống tiền tệ toàn cầu. Các biến động lớn như đại dịch, lạm phát, thuế quan và chiến tranh thương mại trong 8 năm qua đã mang lại nhiều bài học thực tế quý giá. Từ đó, chúng ta thấy được sự thật vận hành của nền kinh tế , tiền sẽ mất giá theo thời gian và đầu tư là con đường duy nhất để cải thiện tài chính cá nhân.
Một trong những thay đổi lớn là sự suy giảm dần của vai trò đồng USD trong thương mại toàn cầu, từ 71% năm 1999 xuống còn 59% năm 2024 (theo Fed). Mặc dù đồng đô la vẫn thống trị, nhưng xu hướng đang nghiêng về việc các quốc gia sử dụng đồng nội tệ trong giao dịch, như giữa Trung Quốc, Ấn Độ, Nga hay Brazil. Điều này báo hiệu một thế giới đa tiền tệ đang hình thành và niềm tin vào các ngân hàng trung ương đang bị lung lay.
Trong bối cảnh đó, Bitcoin có thể là một giải pháp đáng cân nhắc. Dù hiện tại còn biến động, nhưng nếu vốn hóa thị trường đủ lớn, Bitcoin có thể trở nên ổn định hơn. Trong một thế giới đầy bất ổn, những giải pháp từng bị xem là "điên rồ" lại có thể trở thành lựa chọn hợp lý.
Những biến chuyển pháp lý crypto ở Hoa Kỳ
Tân Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), ông Paul Atkins, khẳng định ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ là xây dựng một nền tảng pháp lý vững chắc cho tài sản kỹ thuật số. Ông cam kết theo đuổi cách tiếp cận hợp lý, minh bạch và có nguyên tắc, nhằm đưa Hoa Kỳ trở thành môi trường an toàn và hấp dẫn nhất thế giới cho đầu tư và phát triển trong lĩnh vực này.
Sự chuyển mình mạnh mẽ trong không gian tài sản số còn được thúc đẩy bởi các động thái cụ thể từ khu vực tư nhân và lập pháp. Trump Media mới đây đã hoàn tất thỏa thuận hợp tác với Crypto.com và Yorkville để ra mắt quỹ TruthFi ETF, kết hợp giữa tài sản kỹ thuật số và cổ phiếu Mỹ. Quỹ này dự kiến ra mắt cuối năm nay với tổng giá trị hỗ trợ lên đến 250 triệu USD, thể hiện nỗ lực thúc đẩy tích hợp giữa thị trường truyền thống và tài sản số.
Trong khi đó, Coinbase xác nhận đang xem xét việc nộp đơn xin giấy phép hoạt động như một ngân hàng liên bang, nhằm mở rộng khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống như gửi tiền và cho vay. Đây là bước tiến quan trọng, cho thấy ranh giới giữa hệ thống tài chính truyền thống và thế giới crypto đang dần mờ đi – khi các công ty crypto tìm kiếm giấy phép ngân hàng, còn các tập đoàn Phố Wall lại đẩy mạnh cung cấp sản phẩm tài sản số.
Về mặt lập pháp, dự luật “Dự trữ Bitcoin Chiến lược” do Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis đề xuất vừa nhận thêm sự ủng hộ từ hai Dân biểu Bob Onder và Kimberlyn King-Hinds, nâng tổng số đồng bảo trợ lên tám người – tất cả đều thuộc Đảng Cộng hòa. Điều này phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng trong giới chính trị về vai trò dài hạn của Bitcoin trong chiến lược dự trữ quốc gia.
Ở khía cạnh hạ tầng, Circle, đơn vị phát hành stablecoin USDC, sắp triển khai mạng thanh toán và chuyển tiền mới tại trụ sở One World Trade Center ở New York. Ban đầu nhắm đến dịch vụ kiều hối quốc tế, Circle kỳ vọng hệ thống này trong tương lai sẽ cạnh tranh trực tiếp với các mạng thanh toán toàn cầu như Visa và Mastercard – đặc biệt khi nhiều quốc gia đang đẩy nhanh việc thiết lập khung pháp lý cho stablecoin.
Các định chế tài chính lớn cũng đang tỏ rõ kỳ vọng vào một môi trường thuận lợi hơn. Deutsche Bank và Standard Chartered đều có kế hoạch mở rộng hoạt động crypto tại Mỹ, trong khi Charles Schwab – một trong những công ty môi giới lớn nhất – dự kiến ra mắt dịch vụ giao dịch crypto giao ngay trong vòng 12 tháng tới. Theo CEO Rick Wurster, Schwab đã sẵn sàng triển khai nhưng đang chờ tín hiệu rõ ràng hơn từ các cơ quan quản lý. Hiện tại, Schwab đã cung cấp các ETF liên kết với crypto và hợp đồng tương lai Bitcoin, đồng thời ghi nhận lượng truy cập vào trang crypto tăng đến 400%, với 70% đến từ khách hàng mới.
Tổng thể, các diễn biến gần đây cho thấy Hoa Kỳ đang ở giai đoạn định hình then chốt của ngành tài sản kỹ thuật số, với sự hội tụ từ chính sách, công nghệ, thị trường và niềm tin đầu tư.
Các thông tin khác:
-
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đang tích lũy cổ phiếu Strategy.
-
Công ty Berkshire Hathaway của Warren Buffett hiện đang nắm giữ 4,6% tổng số công trái phiếu Hoa Kỳ ngắn hạn (T-Bills).
-
Trong cuộc họp báo cáo lợi nhuận với các nhà đầu tư, Elon Musk cho biết “bắt đầu từ tháng sau, tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn cho Tesla” và ông sẽ “tiếp tục dành một đến hai ngày cho các vấn đề chính phủ” miễn là Tổng thống Donald Trump còn muốn. Ngoài ra, Tesla vẫn tiếp tục HODL 11,509 bitcoin.
-
Bithumb hướng đến IPO trên sàn Nasdaq sau khi lợi nhuận tăng vọt 110 triệu USD Sau tháng 7 này, Bithumb sẽ chính thức tách các hoạt động phi giao dịch thành một thực thể riêng biệt, được gọi là “Bithumb A.” Mục tiêu rất rõ ràng là bảo vệ nền tảng giao dịch tiền điện tử cốt lõi khỏi những rủi ro liên quan đến các dự án khác của Bithumb đang hoạt động. Bithumb sẽ giữ lại 56% cổ phần sở hữu, trong khi thực thể mới nắm giữ 44%.
-
Diễn đàn Northern Forum, một tổ chức phi lợi nhuận thuộc UNDP Climate Change Adaptation, vừa đăng bài phân tích kỹ lưỡng về cách đào Bitcoin đang hỗ trợ các mục tiêu khí hậu. Tại Kenya, năng lượng địa nhiệt dư thừa thường bị lãng phí. Các công ty như Gridless đã tận dụng nguồn điện này để đào Bitcoin, giúp ổn định lưới điện và tránh lãng phí. Mô hình này cho thấy đào Bitcoin có thể kết hợp với năng lượng tái tạo, góp phần vào phát triển bền vững.
-
Theo POLITICO: Ngân hàng Trung ương Châu Âu lo ngại sự ủng hộ mạnh mẽ của Trump đối với lĩnh vực tiền điện tử có thể gây ra "sự lây lan" tài chính và làm mất ổn định nền kinh tế Châu Âu.
-
Người sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum), Klaus Schwab đang bị chính tổ chức do ông tạo ra điều tra sau khi một bức thư tố cáo mới cáo buộc ông cùng vợ có hành vi sai phạm về tài chính và đạo đức. Klaus Schwab cũng đã đột ngột từ chức chủ tịch cách đây vài ngày.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trong bài viết đều thể hiện quan điểm của tác giả và không liên quan đến nền tảng. Bài viết này không nhằm mục đích tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư.
Bạn cũng có thể thích
Đồng sáng lập Cardano: Ethereum có thể bị đánh bại
Peaky Blinders bứt phá sang Web3 với game blockchain
Cựu Chủ tịch SEC phê phán vụ lừa đảo tiền điện tử 12 triệu USD
Tương lai giá HNT: Liên minh chiến lược với AT&T
Thịnh hành
ThêmGiá tiền điện tử
Thêm








