Liệu Việt Nam sẽ có sàn giao dịch tài sản số?
Mục lục
Toggle
Việc thành lập sàn giao dịch tài sản số tại Việt Nam không chỉ là câu hỏi về khả năng, mà còn là bài toán chiến lược để phát triển kinh tế số, thu hút đầu tư và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Nhiều chuyên gia tin rằng, đây là thời điểm Việt Nam cần mạnh dạn đưa tài sản số vào khung pháp lý để tận dụng cơ hội thị trường.
Khung pháp lý hiện tại: Thách thức đối với sàn giao dịch
Hiện tại, Việt Nam chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho tài sản số, khiến nhiều doanh nghiệp phải chuyển trụ sở ra nước ngoài. Điển hình như Sky Mavis, công ty Việt Nam phát triển game blockchain Axie Infinity, đã đặt trụ sở tại Singapore do chưa có quy định cụ thể tại Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, điều này không chỉ gây thất thu thuế mà còn khiến các doanh nghiệp Việt khó cạnh tranh với các đối thủ tại Singapore hay Thái Lan – những quốc gia đã sớm hoàn thiện khung pháp lý về tài sản số.
Để giải quết các vấn đề này, việc thiết lập một khung pháp lý chặt chẽ và minh bạch cho thị trường tiền điện tử là điều cần thiết. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững, tạo niềm tin cho người tham gia.
Thật vậy, hiện tại Việt Nam đang tăng cường thúc đẩy bộ luật quản lý thị trường này. Sáng 23/11, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự luật Công nghiệp công nghệ số, với một chương quan trọng quy định về tài sản số và tài sản mã hóa. Đây là lần đầu tiên khái niệm về tài sản số được đưa vào hệ thống pháp luật Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt trong việc xây dựng nền tảng quản lý cho các công nghệ số hiện đại như blockchain.
Xem thêm: Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Việt Nam có giao dịch Bitcoin, tại sao không đưa vào quản lý?”
Liệu Việt Nam sẽ có sàn giao dịch tiền số?
Ông Nguyễn Phương Tuấn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, nhấn mạnh rằng việc luật hóa tài sản số là điều kiện cần thiết để thành lập các sàn giao dịch. Đây không chỉ là cách giúp quản lý và thu thuế hiệu quả hơn mà còn góp phần lọc bỏ các tài sản số xấu độc, ngăn chặn hành vi lừa đảo.
Theo ông Tuấn, đây là cơ hội để Việt Nam cân nhắc thử nghiệm thành lập sàn giao dịch tài sản số ở quy mô nhỏ trước khi triển khai rộng rãi. Các chuyên gia cho rằng, nếu có thì việc này cần đi đôi với xây dựng khung pháp lý rõ ràng nhằm đảm bảo tính minh bạch và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.
Thành lập sàn giao dịch tài sản số sẽ giúp quản lý chặt chẽ hơn các giao dịch, đồng thời giảm thiểu rủi ro từ những tài sản số không rõ nguồn gốc. Đây cũng là cách để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, giữ chân doanh nghiệp công nghệ Việt Nam và tạo đà phát triển cho hệ sinh thái blockchain trong nước.
Trong bối cảnh Bộ Chính trị đã phê duyệt đề án xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng, việc đưa tài sản số vào quản lý và vận hành thông qua sàn giao dịch chính thức là bước đi cần thiết để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào hệ thống tài chính toàn cầu.
Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý, đồng thời triển khai các biện pháp bảo vệ người dùng, đảm bảo các sàn giao dịch hoạt động minh bạch và an toàn. Chỉ khi đó, sàn giao dịch tài sản số mới có thể trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế số của đất nước.
*Nguồn tham khảo: Báo Đầu tư
Xem thêm: Việt Nam có khối lượng giao dịch tiền điện tử tháng 11 đạt 70 tỷ USD, đứng top 4 thế giới về sở hữu tài sản số
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trong bài viết đều thể hiện quan điểm của tác giả và không liên quan đến nền tảng. Bài viết này không nhằm mục đích tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư.
Bạn cũng có thể thích
Nhà giao dịch hàng đầu Eugene: Hãy lạc quan về MOODENG, CHILLGUY, PNUT và GOAT và sắp xếp dài hạn
Xác suất Fed giữ nguyên lãi suất trong tháng 1 năm sau là 91,4%
"HYENA" đã được bán tại cuộc đấu giá nền tảng Hyperliquid với giá 383.700 USD