Trung Quốc Lại Bơm Tiền - Thanh Khoản Toàn Cầu Đang Tăng | Kamala Harris Nói Về Crypto
Trung Quốc liên tục đưa ra các chính sách kích thích kinh tế và đẩy tiền vào thị trường. Đa số các quốc gia lớn đã và đang bắt đầu giảm lãi suất và thanh khoản toàn cầu tăng lên. Điều này tốt cho các tài sản.
Trung Quốc Lại Bơm Tiền - Thanh Khoản Toàn Cầu Đang Tăng | Kamala Harris Nói Về Crypto
Trung Quốc liên tục đưa ra các chính sách kích thích kinh tế và đẩy tiền vào thị trường. Đa số các quốc gia lớn đã và đang bắt đầu giảm lãi suất và thanh khoản toàn cầu tăng lên. Điều này tốt cho các tài sản.
Tình hình thị trường
Chứng khoán Hoa Kỳ thứ năm (26/09) tăng ở cả ba chỉ số. Hợp đồng tương lai của chứng khoán điều chỉnh nhẹ. Giá vàng ở mức 2689 USD/ounce và bạc đã lần đầu đạt đỉnh mới sau 12 năm quanh 31.97 USD/ounce. Giá dầu giảm về 67 USD/thùng.
Bitcoin tăng lên 64,000 USD. Hầu hết altcoin tăng. Vốn hóa thị trường crypto là 2.381 nghìn tỷ USD.
Tỷ lệ BTC có lời cũng tăng lên 88.6% theo nhịp tăng của BTC.
Các quỹ BTC spot ETF Hoa Kỳ kết thúc thứ năm tiếp tục có dòng tiền vào dương 365 triệu USD. Hầu hết các quỹ có dòng tiền vào dương trừ GBTC. Còn ETH spot ETF cũng có hầu hết các quỹ có dòng tiền vào dương ngoại trừ ETHE của Grayscale, nên tổng dòng tiền vào âm 0.1 triệu USD không đáng kể.
Trung Quốc tiếp tục tung ra các chính sách hỗ trợ sau khi công bố chính sách về lãi suất ngày trước đó. Bloomberg cho biết, nước này cân nhắc bơm 142 tỷ USD vốn vào các ngân hàng lớn. Thất nghiệp ở người trẻ tại quốc gia này cũng ở mức cao 18%. Hay tỷ lệ lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc cũng đã giảm 17.8% trong tháng tám so với một năm trước.
Nhiều nền kinh tế trên thế giới cũng chờ Hoa Kỳ giảm lãi suất để bắt đầu cắt giảm lãi suất ở quốc gia của họ. Bởi lãi suất sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ hối đoái của đồng USD với các tiền tệ quốc gia khác. Một số quốc gia khác bên cạnh Trung Quốc như Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ với việc cắt giảm 0.25% lãi suất, đưa lãi suất xuống còn 1%.
Với nhận định này, tỷ phú David Tepper cho biết sau khi FED cắt giảm lãi suất, ông đã đặt cược lớn vào việc mua cổ phiếu Trung Quốc. Có khả năng Trung Quốc đã chờ đến khi FED hạ lãi suất để bắt đầu một loạt các chiến lược nới lỏng tiền tệ, nếu nới lỏng mạnh trước đó thì sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái giữa đồng nhân dân tệ và USD.
Ảnh hưởng của lãi suất FED tới kinh tế Hoa Kỳ
Nhiều người đặt câu hỏi: "Tại sao sau khi FED giảm lãi suất tuần trước, lãi suất vay mua nhà tại Hoa Kỳ lại tăng thay vì giảm trong tuần vừa qua?"
Để giải thích rõ hơn, chúng ta cần hiểu về lãi suất liên quan. Khi đề cập đến FED, chúng ta thường nói về "lãi suất quỹ liên bang" (Federal Funds Rate), là mức lãi suất mà FED áp dụng cho các ngân hàng vay ngắn hạn, thường là qua đêm. Đây là lãi suất mà FED trực tiếp quản lý, không phải là lãi suất mà ngân hàng áp dụng cho người dân. Tuy nhiên, lãi suất quỹ liên bang có tác động gián tiếp đến lãi suất mà các ngân hàng thương mại áp dụng khi cho người dân vay.
Quan trọng hơn, lãi suất quỹ liên bang ảnh hưởng đến lợi suất của trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt là trái phiếu kỳ hạn 10 và 15 năm. Lợi suất của trái phiếu 10 năm thường được coi là tiêu chuẩn để xác định lãi suất vay mua nhà hoặc mua xe do mối tương quan rất chặt chẽ.
Một câu hỏi thường gặp là: "Tại sao lãi suất vay mua nhà kỳ hạn 30 năm lại dựa trên lợi suất trái phiếu 10 năm chứ không phải trái phiếu 30 năm?" Lý do là phần lớn người vay mua nhà dù ký hợp đồng vay 30 năm, nhưng hiếm khi giữ khoản vay này đủ 30 năm. Thông thường, sau 7 đến 10 năm, họ sẽ bán nhà, mua nhà mới, hoặc tái cấp vốn (refinance) theo mức lãi suất mới. Vì vậy, lãi suất vay mua nhà có xu hướng liên quan mật thiết với lợi suất trái phiếu 10 năm hơn.
Gần đây, lợi suất trái phiếu 10 năm đã tăng mặc dù FED giảm lãi suất. Trước khi FED công bố quyết định vào ngày 18/9/2024, lợi suất này đã giảm xuống 3.64%. Nhưng ngay sau thông báo của FED, lợi suất này tăng trở lại, phản ánh hiện tượng "sell the news" (bán ra khi tin tức được công bố). Giống như thị trường chứng khoán hay crypto, thị trường trái phiếu cũng phản ứng dựa trên kỳ vọng về hành động của FED, hơn là chỉ phản ứng sau khi quyết định được công bố.
Hy vọng rằng những chia sẻ này mang lại góc nhìn toàn diện hơn về ảnh hưởng của lãi suất FED đối với kinh tế Hoa Kỳ.
Câu chuyện về BTC dần thay đổi
Trong phiên thứ năm (26/09), cổ phiếu MicroStrategy đã tăng mạnh hơn 9%. MicroStrategy là cổ phiếu duy nhất trong chỉ số Nasdaq có thể tăng vượt trội hơn Nvidia trong vòng bốn năm qua. Có thể nói, cổ phiếu tăng mạnh nhất liên quan đến BTC, sau đó mới đến AI.
Một chia sẻ trên X cho thấy, giá BTC có sự tương quan khá chặt chẽ với mức độ thanh khoản M2 (tiền và các khoản tương đương tiền) của Hoa Kỳ. Khi mức thanh khoản của M2 tăng cũng tương đương thời điểm giá BTC tăng và ngược lại. Gần đây, chỉ số này bắt đầu tăng trở lại khiến nhiều nhà đầu tư lạc quan. Đặc biệt khi FED giảm lãi suất và muốn bơm tiền vào thị trường. Sự tương quan này cũng tương tự đối với các đồng tiền pháp định của các quốc gia khác.
BTC đã dần ngày càng đi sâu vào thị trường tài chính cũng như chính trị. BTC và crypto cũng đã trở thành một chủ đề tranh cử trong năm nay tại Hoa Kỳ. Bà Kamala Harris công bố kế hoạch kinh tế, và tài sản kỹ thuật số được đề cập một lần ở trang 56 cùng với AI.
Bà Kamala cũng nói: "Chúng ta sẽ... duy trì vị thế thống trị trong điện toán lượng tử, blockchain, và các công nghệ mới nổi khác". Mặc dù bà chỉ nhắc đến một lần liên quan đến digital asset và blockchain nhưng đây cũng là tín hiệu khả quan. Tỷ phú Mark Cuban nói rằng, đội ngũ của bà Harris cũng thể hiện rằng họ không thích các làm chủ chủ tịch SEC Gary Gensler, người đã có những chính sách tấn công crypto suốt những năm qua.
Gần đây, SEC đã bị chỉ trích nặng nề tại phiên điều trần ở Hạ Viện Hoa Kỳ. Dân biểu Hoa Kỳ, ông Tom Emmer đã nói rằng, trong thời đại mà tinh thần lưỡng đảng có thể trở nên khan hiếm, Gensler đã làm một công việc tồi tệ khi điều hành SEC đến mức ông đã đoàn kết các thành viên ở cả hai bên cùng lên án sự lãnh đạo thất bại của ông.
Sau khi bị chỉ trích mạnh mẽ tại Quốc Hội, trong thứ năm, chủ tịch SEC Gary Gensler lên phỏng vấn trên đài CNBC và bị cả ba người dẫn chương trình tấn công tiếp tục, rất rõ ràng là đã có một sự thay đổi lớn. Trong cuộc phỏng vấn này, Gary Gensler nói Bitcoin không phải là chứng khoán.
Chúng ta có thể thấy, sự hứng thú với BTC và crypto ngày càng gia tăng. Những người đến với crypto ngày càng đa dạng đối tượng cũng như mong muốn. Có những người để đa dạng hóa đầu tư, coi là tài sản đầu tư, hay coi đây là tài sản duy nhất họ có thể trú ẩn an toàn và dễ dàng tiếp cận. Nhất là những nước siêu lạm phát, người dân đều muốn tiếp cận BTC để tránh sự mất giá trị nhanh chóng của tiền pháp định quốc gia họ như Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela,... BTC là một tài sản sở hữu mà không cá nhân hay tổ chức nào có thể ngăn cấm, đóng băng hay kiểm soát.
NYDIG: Bitcoin là một tài sản được bảo vệ bởi Hiến pháp Hoa Ky
Vừa qua, NYDIG đưa ra lập luận rằng Bitcoin được quyền hưởng sự bảo vệ của Tu chính án thứ nhất của Hoa Kỳ:
IV. BITCOIN ĐƯỢC BẢO VỆ BỞI TU CHÍNH ÁN THỨ NHẤT
Phần lớn (nếu không phải tất cả) các hạn chế của chính phủ nhắm vào bitcoin đã không xem xét đến thực tế rằng, theo các nguyên tắc cơ bản của Tu chính án thứ nhất, hoạt động bitcoin được quyền hưởng sự bảo vệ của Tu chính án thứ nhất.
Thứ nhất, bitcoin hoàn toàn bao gồm việc tạo ra và truyền tải thông tin, đây là một loại ngôn luận được bảo vệ bởi Tu chính án thứ nhất. Thứ hai, hoạt động bitcoin ít nhất cũng là hành vi biểu đạt được bảo vệ. Và thứ ba, việc tham gia vào mạng lưới bitcoin là một dạng kết hợp biểu đạt được bảo vệ riêng biệt bởi Tu chính án thứ nhất.
A. Bitcoin là một hình thức ngôn luận.
Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ quy định rằng chính phủ không thể ban hành luật hạn chế quyền tự do ngôn luận. Nhiều hiến pháp của các bang cũng có các quy định tương tự. Ví dụ, Hiến pháp của bang New York quy định rằng không có luật nào nên giới hạn quyền tự do ngôn luận. Tòa án Tối cao đã nhiều lần khẳng định rằng việc chia sẻ và tạo ra thông tin được xem là một hình thức ngôn luận theo Tu chính án thứ nhất. Nói cách khác, nếu việc tiết lộ và xuất bản thông tin không được coi là ngôn luận, thì thật khó để tưởng tượng điều gì có thể được xem là ngôn luận.
Khái niệm này áp dụng ngay cả trong các tình huống kỹ thuật hoặc phi chính trị. Trong một vụ kiện, Tòa án Tối cao đã phán quyết rằng việc chia sẻ thông tin về đơn thuốc của bác sĩ cho mục đích tiếp thị được coi là tự do ngôn luận. Tòa án cũng đã khẳng định rằng dữ liệu tài chính, như giá cả và số lượng, cũng là ngôn luận được bảo vệ. Tương tự, các tòa án đã phán quyết rằng mã máy tính, vốn truyền tải thông tin, cũng là một hình thức ngôn luận. Một vụ kiện đã giải thích rằng một cuốn sách được tạo ra từ các chuỗi 1 và 0 (mã nhị phân) không nên được đối xử khác với một cuốn sách viết bằng tiếng Anh theo Hiến pháp.
Việc sử dụng mạng lưới bitcoin được xem là một hình thức tự do ngôn luận vì nó hoàn toàn xoay quanh việc tạo ra và truyền tải thông tin. Bitcoin cho phép mọi người chuyển giao giá trị và các thông tin khác. Khi ai đó gửi Bitcoin, họ đang phát sóng thông tin tới toàn bộ mạng lưới bitcoin. Ngay cả khi thông tin này chỉ liên quan đến giá cả và số lượng cần thiết để hoàn thành một giao dịch, nó vẫn được bảo vệ như là ngôn luận tự do.
Các thông tin khác:
-
Ngân hàng BNY Mellon đã được SEC chấp thuận cung cấp dịch vụ lưu ký Bitcoin và crypto, đánh dấu ngân hàng đầu tiên được miễn quy tắc kế toán SAB121. SEC đang nhượng bộ sau khi bị một đòn nặng từ Quốc hội vào đầu tuần này.
-
Báo cáo từ Chainlink dự báo thị trường tài sản mã hóa toàn cầu có thể đạt 10 nghìn tỷ USD vào năm 2030, được thúc đẩy bởi sự tham gia của các tổ chức và tiến bộ về quy định pháp lý. Hiện tại, giá trị của tài sản mã hóa là 118,57 tỷ USD, trong đó Ethereum chiếm 58%. Mã hóa giúp các tài sản như bất động sản và cổ phần tư nhân trở nên dễ thanh khoản hơn.
-
Xapo Bank sử dụng một hầm trú ẩn hạt nhân ở Thụy Sĩ để bảo vệ Bitcoin, áp dụng công nghệ MPC (tính toán đa bên) để chia nhỏ và lưu trữ các phần khóa bảo mật tại nhiều địa điểm khác nhau. Điều này đảm bảo không ai có thể truy cập toàn bộ khóa riêng tư. Hầm được trang bị cửa chống nổ hạt nhân và các hệ thống bảo mật cao cấp. Năm 2023, ngân hàng Xapo chuyển từ hệ thống multisignature (đa chữ ký) sang MPC, giúp loại bỏ nguy cơ lộ khóa riêng tư. Công nghệ MPC cho phép các mảnh khóa kết hợp để ký giao dịch mà không cần lộ toàn bộ khóa.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trong bài viết đều thể hiện quan điểm của tác giả và không liên quan đến nền tảng. Bài viết này không nhằm mục đích tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư.
Bạn cũng có thể thích
Tether chuyển 780 triệu USD Bitcoin vào quỹ dự trữ
Nam Phi bắt giữ người đàn ông sử dụng Bitcoin để tài trợ cho khủng bố
Trang web chính thức của Centrifuge đã bị đánh cắp và tin tặc đã tung ra địa chỉ gây quỹ token lừa đảo